'Ẩn mình' trong ngôi nhà gỗ bên rừng với lối kiến trúc hiện đại
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".Pha cứu người ngoạn mục của nhân viên gác chắn tàu
Với khát vọng ươm mầm những tài năng trẻ và khẩu hiệu "Vì tương lai bóng đá Việt Nam", từ năm 2004, Yamaha Motor Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động tài trợ cho các giải bóng đá và đội tuyển quốc gia Việt Nam. Các giải thi đấu bóng đá thiếu niên (U.13) - Nhi đồng (U.11) toàn quốc Yamaha Cup đã trở thành nôi nuôi dưỡng đam mê cho rất nhiều cầu thủ trẻ xuất sắc hiện tại. Rất nhiều cầu thủ trẻ đã trưởng thành từ bệ phóng tài năng của các giải đấu Yamaha Cup.
Oppo mở bán dòng sản phẩm Reno 11 tại Việt Nam
Chiều 9.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thủ tướng biểu dương TP.HCM vừa chính thức khánh thành tuyến metro số 1 sáng cùng ngày.Ông nhấn mạnh, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tăng trưởng từ 8% là tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại. Khơi thông và sử dụng hiệu quả đầu tư công, trong đó, đầu tư các công trình giao thông chiếm tỷ trọng lớn.Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trong năm 2025, phải hoàn thành mục tiêu cả nước có ít nhất 3.000 km cao tốc và 1.000 km đường ven biển, cơ bản thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn tới Cà Mau.Đồng thời, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, cảng Lạch Huyện… Một số dự án giao thông dự kiến hoàn thành năm 2027 nhưng có thể nỗ lực hoàn thành sớm hơn nếu có thời cơ, điều kiện thuận lợi.Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn tất việc phân bổ toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, hoàn thành trước 15.3. Trường hợp không phân bổ đúng hạn, Chính phủ sẽ thu hồi số vốn ngân sách T.Ư chưa phân bổ để bố trí cho các dự án khác cần vốn đẩy nhanh tiến độ và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.Cùng với đó, phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2025 so với dự toán năm để tập trung cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Các địa phương cần rà soát, báo cáo các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết, nhất là nguyên vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm tại đồng bằng sông Cửu Long...Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, sau phiên họp trước đó, Bộ KH-ĐT đã hoàn thành thẩm định dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; hướng dẫn tỉnh Tuyên Quang về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tuyên Quang - Hà Giang.Đặc biệt, Bộ Xây dựng, các địa phương và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang triển khai thi công 28 dự án với tổng chiều dài khoảng 1.188 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.Trong đó, có 16 dự án với tổng chiều dài 786 km đang triển khai bám sát kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, nhiều dự án có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu rút ngắn thời gian thi công từ 3 - 6 tháng so với hợp đồng. Trong đó Bộ Xây dựng 14 dự án dài 760 km, các địa phương 2 dự án dài 26 km.Hiện 12 dự án với tổng chiều dài 402 km còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng cần phải quyết liệt, tập trung tháo gỡ, tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" mới có thể hoàn thành trong năm 2025. Trong đó Bộ Xây dựng 3 dự án dài 129 km, các địa phương 9 dự án dài 273 km...
Vừa qua, một loạt chính sách, quy định mới liên quan đến ngành công an có hiệu lực, trong đó quy định tăng mức xử phạt và quy định về việc chi "thưởng" cho người tố giác vi phạm giao thông được dư luận quan tâm.Nhiều người thắc mắc nghị định đã quy định, nhưng đến khi nào mới có cơ chế hướng dẫn thanh toán cho người tố giác vi phạm.Giải đáp thắc mắc này, tại buổi giao lưu trực tuyến "Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168" do Tuổi trẻ Online tổ chức ngày 7.1, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an), cho biết cơ chế hướng dẫn thanh toán cho người tố giác vi phạm đang được các cơ quan chức năng xây dựng và sẽ sớm được ban hành, thi hành.Cạnh đó, về thông tin mạng xã hội đang lan truyền cho rằng lực lượng CSGT sẽ được trích lại 85% tiền xử phạt, trong khi người dân chỉ được hưởng 10%, đại tá Nhật khẳng định, đây là thông tin không chính xác. Tại luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới có hiệu lực cũng không quy định nội dung này.Theo đại tá Nhật, Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước có hiệu lực từ 1.1. Nghị định này quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước: Bộ Công an; UBND tỉnh, thành phố và các cơ quan khác tại địa phương ngoài Bộ Công an tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Bộ Công an được sử dụng kinh phí thu từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Nghị định cũng quy định cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ hoạt động xử phạt, đại tá Nhật cho hay, Bộ Công an đã đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời, tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan theo quy định.Đại tá Nhật khẳng định, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội...
Lý do Thánh Quang Thiên Sứ giữ game thủ lâu dài
Sau nhiều ngày giữ im lặng, trưa 12.3.2025, ê kíp luật sư mới của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức lên tiếng về tình trạng sức khỏe của nam ca sĩ sau vụ tai nạn nghiêm trọng tại Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên đại diện pháp lý của nam ca sĩ công khai với truyền thông Việt Nam chi tiết đơn khiếu nại.Theo thông cáo từ Dhillon Law Group (tại Mỹ), Đàm Vĩnh Hưng hợp tác với công ty luật trong vụ kiện với Gerard Richard Williams III (là chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền, tên tiếng Anh là Tiffany) liên quan đến vụ tai nạn tại nhà của cặp đôi này vào năm 2024.Ông Matthew Hoesly, một luật sư của Dhillon Law Group, cho biết đây vừa là vinh dự vừa là đặc ân khi được đại diện cho Đàm Vĩnh Hưng trong vụ án thương tích đáng tiếc nhưng tàn khốc này.Luật sư này cho biết mình mong muốn được đại diện mạnh mẽ cho quyền lợi của Đàm Vĩnh Hưng trong hành trình đòi công lý chống lại bị cáo và tất cả các bên có trách nhiệm, phát sinh từ sự cẩu thả của họ trong vấn đề này.Phía luật sư của Đàm Vĩnh Hưng cho biết chấn thương từ vụ tai nạn tại nhà của vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền đã ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng biểu diễn và tiếp tục sự nghiệp của nam ca sĩ "ở mức độ mà người hâm mộ mong đợi". Nhóm luật sư nam ca sĩ đang tìm kiếm khoản bồi thường thiệt hại tương xứng, bù đắp cho chi phí y tế, thu nhập bị mất và nỗi đau khổ, sự mất mát mà nghệ sĩ này phải chịu.